Miếu Tiên Sư tại Bạc Liêu
System Admin
12/08/2024
380
Miếu Tiên Sư tại Bạc Liêu
Miếu Tiên Sư tại Bạc Liêu

Khoảng thời gian đầu những năm 50 của thế kỷ XIX, tình hình an ninh vùng Ba Thắc bất ổn, có loạn Sana Tia và Sana Sum (tiếng Khmer - Sana có nghĩa là nguyên soái). Hai tên này nguyên là người ở Trà Khương (Sóc Trăng), chúng tập hợp được một số quân kéo đi cướp bóc khắp nơi. Chúng tấn công cả đồn Bãi Xào và vây hãm thị trấn Bạc Liêu. Cùng thời gian đó ở thôn Lạc Hoà (Sóc Trăng) lại có loạn Lâm Lâm, cũng cầm đầu một toán quân ô hợp, đi đến đâu giết người cướp của đến đấy.

Lúc đó Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873) đang giữ chức Khâm sai Tổng thống Quân vụ Đại thần kiêm Tổng đốc của các tỉnh Gia Định, Biên Hoà, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang và Hà Tiên đã đem quân xuống vùng Ba Thắc để tiễu trừ loạn phỉ. Trong một thời gian ngắn - không đầy một năm - Nguyễn Tri Phương đã dẹp tan quân phiến loạn.

Tương truyền rằng trong lúc hành quân, bộ chỉ huy quân sự của Nguyễn Tri Phương trú đóng trên một khu đất gò thuộc vùng Miếu Tiên Sư ngày nay. Trong thời gian binh biến, ngôi miếu bị hư hỏng gần như toàn bộ, nên trước khi rút quân về, Nguyễn Tri Phương đã ra lệnh cho quân lính dùng cây lá và một số vật liệu để xây dựng lại. Nguyễn Tri Phương tự tay viết bảng hiệu cho miếu là: 先 師 廟 - Tiên Sư Miếu. Ngôi miếu mới tuy cũng đơn sơ nhưng lớn gấp đôi ngôi miếu cũ. Ông nhắc nhở người dân địa phương nên dùng ngôi miếu này tiếp tục thờ cúng những người có công khai khẩn đất hoang, xây dựng làng xã và những chiến sĩ vì nước bỏ mình.

Năm 1853, Nguyễn Tri Phương được phong hàm Đông các Đại học sĩ, lãnh chức Kinh lược sứ Nam Kỳ. Ông đã tổ chức khai phá đất hoang thành lập thôn ấp ở nhiều nơi. Khoảng năm 1855, ông đã đem một số lớn lưu dân người Việt vào Bạc Liêu khai khẩn đất hoang lập nhiều thôn làng ở đây như: Vĩnh Lợi, Vĩnh Mỹ, Phong Thạnh, Vĩnh Trạch... Nguyễn Tri Phương rất chú trọng mở mang dân trí. Nhận thấy ở đây người Việt càng ngày càng đông, cần phải có một nơi để học hành nên ông ra lệnh cho các chức sắc ở địa phương mở rộng diện tích của miếu Tiên Sư bằng cách cất thêm tiền sảnh và hai chái hai bên để làm nơi dạy học. Ngôi trường được thành lập theo ý của quan Kinh lược nên được các giới chức làng tổng ở Bạc Liêu rất quan tâm, nhiều thầy đồ ở các nơi được mời về giảng dạy. Vì vậy có thể nói Miếu Tiên Sư là nơi duy nhất dạy chữ Nho ở Bạc Liêu vào thời ấy.

Năm Tân Sửu (1901), ban bảo trợ miếu đã đứng ra vận động bá tánh để thành lập ban tế tự, ông Cao Minh Thạnh (1860 - 1919) được bầu làm trưởng ban. Ông Thạnh là người cố cựu ở Bạc Liêu có nhiều kinh nghiệm về quản lý và có tư tưởng canh tân, nên khi vừa tiếp nhận nhiệm vụ, ông đã đứng ra vận động bà con khu phố quyên góp tiền bạc để xây dựng một ngôi miếu bằng gạch ngói thay cho ngôi miếu nóc lá cây rừng đã hư cũ. Sau khi ngôi miếu mới được hoàn thành, ông Cao Minh Thạnh đã đề nghị đổi tên  先 師 廟 - Tiên Sư Miếu thành 先 師 古府- Tiên Sư Cổ phủ. Năm 1964, ông Trần Vinh lại đề nghị nên dùng tên cũ - cái tên mà cụ Nguyễn Tri Phương đã đặt ra. Ngày nay, người ta thường gọi là 先 師 古 廟 - Tiên Sư Cổ Miếu.

Năm 1997, Tiên Sư Cổ Miếu lại được trùng tu. Lần trùng tu này được ông Mã Tính - một Việt kiều ở Mỹ - đóng góp hơn một trăm triệu, gia đình ông ở Bạc Liêu cũng đã hiến tặng hai chiếc xe tang, một cho Tiên Sư Cổ Miếu và một cho Vĩnh Triều Minh, góp phần tích cực vào việc phục vụ lợi ích cho xã hội. Ngày 15-09-1997, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Quyết định số: 877/QĐ.UB, công nhận Tiên Sư Cổ Miếu là “Di tích lịch sử văn hoá”  cấp tỉnh.

Bài Viết Liên Quan
Di tích quốc gia thành Điện Hải bị xâm hại
Mới đây, một lần nữa người ta lại phát hiện súng thần công và nhiều hiện vật quý giá khác ở độ sâu trên 3m ở phía tây chân thành Điện Hải (Đà Nẵng). Phát hiện trên cho thấy, có thể còn nhiều di vật khác bị chôn vùi tại khu di tích lịch sử quốc gia này và cần có một cuộc thăm dò khảo cổ học quy mô lớn...
Hoài niệm bánh tẻ Cầu Liêu
Bánh tẻ Cầu Liêu (Thạch Thất, Hà Nội) xưa chỉ to bằng con bông kéo sợi. Lịch sự thì khách bóc để ra đĩa, lấy con dao bằng nứa khía hai nhát là vừa miếng, không thì cầm tay bóc lá, ăn dần… Loại bánh này nay chỉ còn trong ký ức.
Vinh danh gốm Giang Cao - Bát Tràng trên 'Con đường gốm sứ'
Đoạn tranh Làng nghề truyền thống Giang Cao - Bát Tràng có độ dài 35 m, tổng diện tích 70m2 , trên công trình nghệ thuật con đường gốm sứ ven sông Hồng đã được khánh thành sáng nay (1/10).
Có Thể Bạn Thích
Tưởng nhớ danh tướng Nguyễn Tri PhươngOct 05,2023
Sự kiệnTưởng nhớ danh tướng Nguyễn Tri Phương

TTH.VN - Ngày 12/12, tại Nhà thờ Tam công Nguyễn Tri Phương (thôn Trung Thạnh, xã Phong Chương, huyện Phong Điền), Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Phong Chương, huyện Phong Điền tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm ngày mất danh tướng Nguyễn Tri Phương (1873 - 2023).

Nội dung
Dâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và giới thiệu súng thần công mới được phát hiệnJul 25,2023
Sự kiệnDâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và giới thiệu súng thần công mới được phát hiện

ĐNO – Nhân kỷ niệm 161 năm ngày Đà Nẵng mở đầu mặt trận kháng chiến chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha (1-9-1858 – 1-9-2019), sáng 31-8, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức Lễ dâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và các nghĩa sĩ hy sinh trong buổi đầu Đà Nẵng kháng Pháp (1858-1860) và giới thiệu súng thần công vừa được phát hiện tại Đà Nẵng.

Nội dung
Nơi an nghỉ của danh tướng Nguyễn Tri PhươngJul 12,2023
Sự kiệnNơi an nghỉ của danh tướng Nguyễn Tri Phương

Hy sinh khi giữ thành Hà Nội, danh tướng Nguyễn Tri Phương cùng con trai được đưa về an táng tại quê nhà, Thừa Thiên- Huế.

Nội dung